Lịch sử của Địa Ngục Trần Gian - Nhà Tù Côn Đảo
Thời gian kháng chiến chống pháp chống mỹ đã để lại biết bao nhiêu dấu vết lịch sử . Hơn 100 năm không dưới 20.000 người Vn chúng ta đã bị giam cầm dưới các gũi sắt được gọi là địa ngục trần gian Côn Đảo nơi mà cả thế giới biết được sự tàn ác , những đòn roi, những đòn tra tấn dã man.
Vào thời gian : 1/2 năm 1862 thì Thống đốc ở Nam Kỳ - Bonard đã ký quyết định thành lập nhà Tù Côn Đảo nay thuộc địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu là một hệ thống nhà tù với các phòng giam riêng biệt, chuồng cọp.
Sau đó đổi tên Trại 1 thành Cộng Hòa, Trại 2 thành Phú Hải. Với diện tích hơn 12.000 m2 gồm rất nhiều phòng ốc. 10 phòng khám lớn, 20 hầm giam đá , 1 phòng khám đặc biệt , hầm xay lúa và hầm đập đá.
Cùng với đó phải kể đến Nhà Tù Phú Quốc đây là nơi giam các chiến sỹ cộng sản đã kháng cự và bị bắt giam, nhiều khi các tù binh đỉnh điểm lên tới mấy trăm người bị gông cùm , xiềng xích bị tra tấn dã man từ thể xác đến tinh thần.
Những nhà cách mạng nổi tiếng như : Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, .. Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng cũng đã từng được nếm vị đau thương ở nơi đây.
Khu biệt giam : hơn 20 hầm giam đá khi đi vào cũng có cảm giác ghê sợ
Các tù nhân bị tra tấn đến chết ở các nhà tù biệt lập. Trong đó có các nữ cách mạng, chiến sĩ cách mạng của quân ta.
Trại Tù Phú Hải gồm rất nhiều khu vực : Bệnh xá, nhà thờ, nhà bếp , nhà ăn, Giảng đường. Tuy nhiên mọi thứ đó chỉ đối phó với các giám sát để che giấu đi tội ác và đánh lừa dư luận
Trại giam Phú Tường : nổi tiếng hơn với chuồng cọp xây dựng vào năm 1940 ( DT ~ 5000m2) gồm hệ thống với 120 phòng giam, 60 phòng tắm không mái hiên.
Được chia làm 2 khu : 1 khu 30 phòng tắm nắng không mái che, 1 khu gồm 60 phòng giam. Những điều này được dấu kín cho đến năm 1970 khi phát hiện ra đây là một điều làm chấn động thế giới và người dân trong nước.
Khu tắm nắng : giam giữ tù nhân với 4 bức tường, bọc thép gai, bị tra tấn cho đến chết với các hình phạt dã man.
Các tù nhân phải chịu đựng đủ loại hình thức tra tấn từ ngày này qua ngày khác.
Để đối phó với đoàn giám sát thì việc xây khu bệnh xá để che đi những tội tác, và là chiêu thức để đối phó và cai trị tù binh hằng chục năm kháng chiến.
Diện tích của những phòng giam có mái che : R : 14,5m x dài 2,5m . Các tù nhân bị giam trong đây đều bị xiềng xích , ăn , vệ sinh ngay tại buồng giam.
Tù nhân bị bỏ đói , tra tấn và hầu hết các tù binh bị giam ở chuồng cọp coi như cái chết không được báo trước luôn cận kề với tử thần.
Suốt từ năm 1940 - 1970 thì các tù nhân cách mạng bị giam giữ trong các tù giam kiểu như vậy, có khi gần trăm người / phòng.
Bên trên các phòng giam là hệ thống song sắt dày đặc với lối đi dành cho các cai ngục giúp chúng dễ dàng quan sát, kiểm soát mọi động tĩnh bên dưới.
Mọi cá nhân, tù binh phản kháng , khiêu khích đều bị tra tấn dã man bằng gậy, từ trên trần nhà sẽ có thùng vôi và nước khi tù nhân khát thì ở trên nóc sẽ đổ nước xuống và rắc rôi đây là hình phạt dành cho những ai phản kháng.
Dù hơn 40 năm qua đã được mang ra ánh sáng nhưng đây đã để lại biết bao đau thương mất mát cho các tù binh yêu nước, như những nhà tù thời trung cổ.
Câu thơ Côn Lôn đi dễ khó về/ Già đi bỏ xác, trai về nắm xương
Đã mang một hàm ý rất sinh động , hiện thực về địa ngục trần gian những chứng nhân lịch sử còn sót lại cho đến ngày nay. Đến năm 2013 thì Nhà tù Côn Đảo được xếp vào Di Tích Quốc gia đặc biệt.
Du Lịch Việt Nam
- Chương trình du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm
- Khám phá về thành phố Dubai tráng lệ
- Khám phá Du Lịch Phú Quốc
- Thông tin về Du Lịch Côn Đảo
- 9 Địa điểm mua sắm nổi tiếng trong tour Du Lịch Thái Lan bạn nên biết?
- Mô hình kiến trúc độc đáo Chùa Wat Pho - Wat Phra Chetuphon - Thái Lan
- Du lịch Miền tây sông nước giá rẻ
- Du lịch Miền Tây giá rẻ
- Tour Quần Đảo Bà Lụa - Rừng Tràm Trà Sư